Trang chủ Liên hệ

ỨNG DỤNG BIẾN TẦN ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ SỤC KHÍ ĐẦM NUÔI TÔM

Liên hệ
Mua ngay

Giải Pháp Tự Động Hóa Trong Nuôi Trồng Thủy Hải Sản

Hiện nay, nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được nhiều người nuôi trồng thủy hải sản lựa chọn và áp dụng thành công, mang lại hiệu quả kinh kế cao. Hầu hết, hệ thống thiết bị sục khí oxi và tạo sóng nước được khởi động một cách trực tiếp gây lên hiện tượng sụt áp khi khởi động, hay dẫn tới cháy motor, khiến chủ đầu tư gia tăng chi phí sản xuất.

Khó Khăn Của Khách Hàng Khi Vận Hành Thiết Bị Thủy Hải Sản

Địa điểm nuôi trồng tôm, cá thường cách xa khu dân cư, các thiết bị sục khí, tạo oxi thường được đặt trên mặt đầm, dây dẫn điện kéo ra đó có tiết diện nhỏ đi xa trạm nên hay xảy ra hiện tượng sụt áp lúc khởi động, điện áp hệ thống không ổn định gây cháy motor thường xuyên.

Mỗi một mùa vụ tôm, sẽ thả giống nhiều loại tôm khác nhau, có kích cỡ và độ tuổi tôm khác nhau thì lượng oxi cần cung cấp là khác nhau. Nếu vẫn giữ nguyên tốc độ guồng quay tạo oxi, sẽ dẫn đến hiện tượng một số giống tôm phát triển tốt, số còn lại lại bị yếu, chết dẫn đến giảm số lượng thiệt hại về kinh tế.

Lợi Ích Của Khách Hàng Khi Áp Dụng Giải Pháp Tự Động Hóa Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Khi sử dụng biến tần điều khiển các thiết bị sục khí, khi khởi động hệ thống sẽ tăng tốc từ từ, tránh dòng khởi động ban đầu, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, kéo dài thời gian thời gian bảo trì bảo dưỡng định kỳ, giảm chi phí…

Biến có thể thay đổi tần số vô cấp, điều khiển tốc độ quay của moto, giúp người vận hành điều chỉnh lượng oxi trong đầm cho phù hợp với từng loại thủy sản. Cải tạo được môi trường sống, nâng cao năng suất, thu nhập cho người nuôi trồng