Trang chủ Liên hệ

Định nghĩa chế độ điều khiển sensorless vector control trong biến tần

Mr Thanh 11/10/2022

 nhau. Chính vì vậy mà xảy ra trường hợp hai biến tần cùng chạy vector vòng hở nhưng có hãng chạy được, có hãng chạy không được.

Lưu ý khi cài đặt chế độ sensorless vector control trong biến tần

Khi cài đặt biến tần hoạt động ở chế độ sensorless vector thì các bạn cần phải tham khảo manual của biến tần xem nó có hỗ trợ chế độ này không ? Nếu có thì bạn hãy thực hiện theo từng bước như trong hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong chế độ này thường yêu cầu chúng ta nhập chính xác thông số của motor và thực hiện auto tuning để biến tần có thể có được đầy đủ thông số về điện trở của các cực giúp cho việc điều khiển được chính xác hơn.

Lưu ý các bạn phải phân biết các chế độ điều khiển để cài đặt bởi vì nếu cài nhầm sang chế độ vector vòng kín sẽ khiến biến tần báo lỗi.

Ứng dụng của chế độ vector vòng hở trong biến tần

Đối với một số loại tải có momen không ổn định mà thay đổi liên tục ví dụ như nâng hạ thì chế độ điều khiển sensorless vector sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển động cơ, trong trường hợp này biến tần sẽ sử dụng chế độ điều khiển vector để kiểm soát tốc độ của động cơ nếu cảm thấy vẫn chưa đủ điện áp và dòng điện để nâng vật lên thì biến tần sẽ tự động bù vào để đảm bảo quá trình nâng hạ được diễn ra một cách bình thường.

Ngoài ra chế độ điều khiển vector vòng hở còn ứng dụng ở một số loại máy bóc, ép gỗ giúp cho động cơ chính chạy với tốc độ chính xác cao hơn.

Định nghĩa chế độ điều khiển vector vòng kín của biến tần

Chế độ vector vòng kín( close loop vector control) là một dạng điều khiển dựa trên việc xây dựng vector từ trường quay bên trong của motor. Việc xác định tốc độ quay của từ trường sẽ dựa vào tốc độ quay thực của rotor bằng cách sử dụng cảm biến tốc độ quay hay còn gọi là encoder. Dựa vào thông số tốc độ thực đó mà biến tần sẽ sử dụng một số hàm điều khiển phức tạp liên quan tới tần số, điện áp, tần số sóng mang để điều khiển tốc độ của motor chính xác theo yêu cầu.

Về độ chính xác thì so với chế độ sensorless  vector thì khi điều khiển bằng vector vòng kín sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên ở chế độ này đòi hỏi chúng ta phải lắp thêm encoder cho motor và card để biến tần có thể nhận tín hiệu enocder hồi tiếp về( đa số các loại biến tần đều phải gắn card đọc encoder rời).

Yêu cầu khi sử dụng chế độ điều khiển vector vòng kín trong biến tần

Để cài đặt được chế độ điều khiển vector vòng kín trong biến tần thì ta cần phải lưu ý như sau. Một là chế độ điều khiển này chỉ có trên một số dòng biến tần nhất định của các hãng biến tần,Vì vậy mà muốn biến tần hoạt động ở chế độ này thì bạn phải chọn dòng biến tần có hỗ trợ.

Hai là bạn phải đầu tư thêm card encoder giúp biến tần giao tiếp với encoder, card encoder này sẽ được chọn tùy theo điện áp, kiểu ngõ ra của encoder và mỗi loại biến tần sẽ chỉ hỗ trợ loại card riêng của nó mà thôi.

Ứng dụng của chế độ vector vòng kín trong biến tần

Với khả năng điều khiển chính xác rất cao chính vì vậy chế độ điều khiển vector vòng kín thường được sử dụng trong một số loại máy cắt và in để đạt được hiệu quả cao. Đối với một số hệ thống máy móc yêu cầu đồng tốc nhiều động cơ với nhau thì người ta cũng sử dụng chế độ close loop vector control để giúp việc đồng tốc được tốt hơn.

Ngoài ra một số hệ thống cẩu tháp hay máy kiểm tra vải hay băng tải yêu cầu độ chính xác thì cũng được trang bị thêm encoder để biến tần chạy cho những ứng dụng này trên cơ sở vector vòng kín để đảm bảo hoạt động của động cơ đạt được đúng tốc độ mong muốn.

Bài viết liên quan